Dao Phúc Sen Cao Bằng, và những điều bạn chưa biết.
NGOC MA
Thứ Tư,
22/03/2023
5 phút đọc
Nội dung bài viết
Dao Phúc Sen là một sản phẩm dao rèn truyền thống của xã Phúc Sen.
Dao Phúc Sen là một sản phẩm dao rèn truyền thống của xã Phúc Sen. Xã Phúc Sen là một xã thuộc huyện Quảng Uyên - Tỉnh Cao Bằng. Cách thành phố Cao Bằng khoảng 30km về phía động. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi ban tặng phong cảnh non nước hữu tình, nằm trong khu vực Công viên địa chất non nước Cao Bằng. Người dân sinh sống ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng An, một dân tộc nổi tiếng cần cù chịu khó. Cho tới nay, ở Phúc Sen vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đáng quý. Và tiêu biểu nhất trong số đó, chính là nghề rèn dao bằng mắt cực kỳ sắc bén mà không nơi nào có được của đồng bào nơi đây nổi tiếng khắp cả nước với câu nói “ dẻo mà không mềm, cứng mà không giòn”.
Lịch sử hình thành làng nghề rèn dao phúc sen
Theo các cụ cao niên ở trong làng kể, xưa kia ở vùng núi này đất đá khô cằn nên chẳng trồng được cây gì. Đồng bào chỉ đi săn bắn hái lượm, ăn rau rừng nên cái đói, nghèo cứ bám riết. Một hôm có một cụ ông đầu tóc bùm sùm, khắc khổ nhưng lại rất tinh tường về kỹ thuật rèn dao, búa... Ông thấy người dân lam lũ nên mới truyền lại nghề.
Kể từ đó đất Phúc Sen mới hình thành làng nghề. Nhờ có nghề rèn của ông cha nên cuộc sống của đồng bào mới sung túc. Các sản phẩm của làng rèn được bà con ở trong vùng rất ưa chuộng. Có người còn ví von nói rằng, dao của Phúc Sen chặt vào cây, cây ngã rầm rầm, đụng vào đất đá, đất đá bật tung lên.
Có được danh tiếng này là do các nghệ nhân ở trong làng giữ được cái tâm và gắn bó với làng nghề. Vì thế nên các sản phẩm của làng nghề vừa mang vẻ đẹp trí tuệ lẫn vẻ đẹp tâm hồn. Các nghệ nhân phải dùng chân, tay, sức khỏe, cảm nhận của đôi tai và khả năng tư duy để vận dụng vào đôi mắt. Bởi mắt chính là "nhãn thần" để điều chỉnh nhiệt độ của lò nung, tránh các tia lửa phát quang gây hại sức khỏe.
kỹ thuật rèn dao phúc sen bằng mắt “ Dẻo mà không mềm, cứng mà không giòn”nức tiếng.
Phúc Sen có 10 xóm trong đó có 6 xóm làm nghề rèn. Với cách rèn dao ở đây thì không có vùng nào bắt chước được. Xưa kia chúng tôi phải mua dao ở bên ngoài mang về dùng, ngày nay nhờ có công nghệ và kỹ thuật rèn nên sản phẩm của Phúc Sen đã xuất đi nhiều tỉnh, kể cả sang Trung Quốc. hiện trong xã có tới 158 lò rèn, với hơn 300 thợ. Thợ rèn nơi đây vẫn duy trì cách rèn dao búa bằng than củi. Vì dùng bằng than củi rất dễ để điều chỉnh nhiệt độ của lò nung. Nhờ vào đôi mắt tỏ tường của mình, người thợ có thể xác định được độ chín của sản phẩm để kịp nhúng vào nồi nước tôi ngay bên cạnh, đây chính là giai đoạn quyết định đến chất lượng của sản phẩm sau này.
Trong các làng rèn, nguyên liệu chính là phôi thép. Thợ rèn nơi đây thường thu mua lá nhíp của ôtô để làm nguyên liệu. Nguyên liệu bền, chắc và cứng nhất vẫn là lá nhíp của xe U-oát. Sau khi có nguyên liệu thợ rèn sẽ cho vào lò nung để tạo hình sản phẩm. Đây là giai đoạn quan trọng và chỉ có người thợ cả mới cảm nhận được, bởi mắt nhìn không chuẩn thì sản phẩm sẽ bị dẻo do nung còn non hoặc giòn do nung quá già.
Các sản phẩm ở xã Phúc Sen nhìn bề ngoài không có độ bóng bẩy nhưng nói về độ bền thì hiếm nơi nào có được. Làng nghề làm nghề từ bao đời nay, Các cụ có dạy, làm dao phải gia truyền thì mới bền lâu. Bởi vậy nên hàng trăm năm nay làng nghề vẫn duy trì cách truyền nghề như vậy để giữ lửa cũng như danh tiếng của làng rèn.
Sản phẩm dao, búa… của người Nùng An ở Phúc Sen trở thành một thương hiệu nức tiếng.
Theo quan sát với cách rèn dao của người Kinh họ sẽ hình thành phần chuôi trước rồi mới đến phần lưỡi. Tuy nhiên người Nùng An thì ngược lại, khi nào rèn phần lưỡi ưng ý thì họ mới trau chuốt đến phần chuôi. Người Nùng An quan niệm, hình dáng của dao không quan trọng mà quan trọng là ở chất lượng sản phẩm. Hình dáng thì có thể sửa đổi được nhưng độ sắc thì chỉ rèn được một lần. để học được nghề rèn, người thợ phải có sức khỏe, có cảm nhận tinh tế của đôi tai. Người ta ví nghề rèn là tổng hợp của tất cả mọi giác quan. Thợ rèn phải dùng tay, dùng sức, sự cảm nhận, đặc biệt là sự nhạy bén của đôi mắt. Quan trọng nhất là người học nghề phải có cái tâm thì dao mới bền và sắc. Có người học chỉ một tháng, nhưng cũng có người học 5 năm, 10 năm cũng không thành.
Đài truyền hình VTC nói về làng rèn phúc sen - Cao Bằng.
Công việc rèn dao, búa… của người Làng rèn Phúc Sen được diễn ra suốt bốn mùa trong năm. Vào mùa đông lạnh giá, việc rèn dao búa trở nên đông vui, đoàn kết và ấm cúng hơn các mùa còn lại.
Có thể nói rằng, các sản phẩm của làng rèn không chỉ là những sản phẩm dùng cho cuộc sống thường ngày mà nó đã trở thành một sản phẩm văn hóa phi vật thể của dân tộc. Sờ vào các sản phẩm cho ta có cảm giác trơn lạnh. Chính vì thế nên các sản phẩm dao phúc sen nơi đây đã trở thành một thương hiệu nức tiếng của xã Phúc Sen.